Nếu con trẻ thành công cụ "trả thù" nghèo khó


- Thế hệ trẻ bây giờ quá yểu điệu, quá ẻo lả, rất “bấy”. Chúng nghiễm nhiên là “cái rốn của vũ trụ”. Khi không được thỏa mãn dục vọng thì dùng ngay “vũ khí tự tử”.

Chuyện kể rằng trên một chuyến đò qua sông. Có một ông tiến sĩ đi tây về huyên thuyên với ông lái đò:

- Ông có biết Liên Xô ở đâu không?

- Dạ, không – bác lái đò đáp.

- Ông có biết vận tốc ánh sáng đo bằng gì không?

- Dạ, không!

- Ông có biết ... có biết… có biết…

- Không….không… không…

- Đò thủng! bác lái đò kêu! “Ông tiến sĩ ơi nhảy xuống bơi thôi”?

- Cứu! Cứu! Cứu!

Câu chuyện bây giờ vẫn không cũ. Tôi gốc là một tiến sĩ toán lý nhưng từ khi đi làm chưa bao giờ tính tích phân, chưa bao giờ tính sin, tính cos… Chắc nhiều bạn đọc cũng chẳng hơn gì tôi.

Học, học và học. “Vũ khí cạnh tranh mạnh nhất là học nhanh hơn đối thủ”. Học nhanh chưa đủ, quan trọng hơn là phải học đúng. Mục đích cuối cùng của sự học là sống sung sướng. Nhiều khi ta quên mất rằng muốn sung sướng thì phải sống đã. Cái đáng sợ nhất của xã hội bây giờ không chỉ là thiếu kiến thức.

12 người đã chết trong vụ đắm tàu trên Vịnh Hạ Long. Những rủi ro như vậy ai mà biết trước. Muốn thành đạt phải sinh tồn.

Tìm kiếm nạn nhân đắm tàu trong vụ đắm tàu trên vịnh Hạ Long làm 12 người chết. Ảnh VNN


Thế hệ trẻ - tương lai của đất nước biết rất nhiều, nếu tranh luận chúng có thể hơn hẳn các bậc cha anh. Về mặt sành điệu và hưởng thụ thì miễn bàn.

Mỗi tội thế hệ trẻ bây giờ quá yểu điệu, quá ẻo lả, rất “bấy”. Thế hệ trẻ bây giờ là thế hệ trẻ “lồng kính”. Chúng là nạn nhân, là công cụ của sự “trả thù”, “giải quyết khâu oai” của bố mẹ được che đậy bằng luận điệu “yêu thương” và chúng nghiễm nhiên là “cái rốn của vũ trụ”. Được ăn chơi được phá phách trong sự bao bọc che chắn là lẽ đương nhiên. Khi không được thỏa mãn dục vọng thì dùng ngay “vũ khí tự tử”.

Đâu rồi nhân cách Việt, khí phách trẻ, hào khí Việt của thời chiến chinh. Đến bao giờ mới sự học mới đưa đất nước Việt “sánh vai với các cường quốc năm châu?"

Ngày xưa đói quá, nhục quá bây giờ dùng con để mình thể hiện để mình oai – “Ngày xưa ta không bằng ai, bây giờ con ta không ai bằng”. Thực sự bây giờ tôi mới ngấm giá trị câu dạy của các cụ xưa “thương cho roi, cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.

Thế giới đã tổng kết 6 kỹ năng thiết yếu để sinh tồn mà mỗi người tối thiểu phải nắm vững.

1. Nhóm lửa: Để được ấm cúng, có ánh sáng. Lửa giúp đuổi thú dữ. Lửa để nấu ăn, uống. Lửa tạo niềm tin, sưởi ấm lòng. Làm tín hiệu kêu cứu. Ít nhất phải có 2 – 3 phương án nhóm lửa.

2. Tạo mái che: Mái che bảo vệ chúng ta từ sự ảnh hưởng bên ngoài: nóng, lạnh, mưa, nắng, gió… sự tấn công của thú vật. Đơn giản nhất là biết chọn quần áo mặc cho đúng môi trường.

3. Tạo tín hiệu cấp cứu: Ít nhất phải có 3 cách tạo tín hiệu cấp cứu để được giúp đỡ: khói lửa, gương, màu sặc sỡ...

4. Ăn, uống: Biết dự trữ và điều tiết liều lượng & tìm kiếm từ môi trường.

5. Sơ cấp cứu: Phải biết cách tự sơ cấp cứu và sơ cấp cứu đồng đội khi bị tai nạn để tồn tại được cho đến khi có phương tiện chuyên nghiệp.

6. Dũng cảm đương đầu: Bình tĩnh tự tin, quyết liệt sinh tồn, cái quan trọng nhất. Khi hoảng loạn thì cả 5 kỹ năng cơ bản đều vô nghĩa. “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Nhiều khi chết không phải do tai nạn mà do hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau mà chết (cháy sân vận động, hành hương sập cầu…). Phải vững vàng qui luật số 3: 3 phút không có không khí; 3 giờ khi nhiệt độ không ổn định; 3 ngày không có nước; 3 tuần không có thức ăn; 3 thái độ cơ bản thiết yếu: dũng cảm, dũng cảm & dũng cảm.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế. Cả hai thứ đều khốc liệt ngang nhau. Học thất bại, học đổ vỡ, học khủng hoảng ở trường học để vững vàng trong trường đời. Phải sinh tồn đã rồi mới thành ông này bà nọ. Phải bắt đầu từ cái tối thiểu thiết yếu rồi mới đến cái cao siêu tận đẩu tận đâu.

Hãy học cách bình tĩnh dũng cảm đương đầu với thảm họa dựa vào nhau cùng sinh tồn như 33 người thợ mỏ Chilê sống dưới hầm lò ở độ sâu 700m, 17 ngày không kết nối với thế giới bên ngoài, 31 ngày không thấy mặt trời, sống 69 ngày dưới lòng đất.

Phải thực dụng hơn, phải học cái đơn giản, thiết yếu tối thiểu trước khi học cái cao siêu đôi khi viển vông vô bổ và vô cùng khó nhằn! Phải rèn luyện chọc sinh kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn để làm người trước khi học bất cứ cái gì. Móng không chắc khác gì xây lâu đài trên cát.
http://bee.net.vn/channel/4781/201102/Neu-con-tre-thanh-cong-cu-tra-thu-ngheo-kho-1790287/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hướng dẫn viết báo cáo theo chuẩn báo cáo của trường đại học Hoa Sen

Dịch tài liệu PDF giữ định dạng tự động

Peter và sợi dây thần